Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy?
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Vì sao Scotland muốn “đường ai nấy đi”?
Sau 307 năm “chung sống” dưới mái nhà Liên hiệp Vương quốc Anh, tại sao Scotland lại muốn dứt áo?

 


 


 


Scotland có một lịch sử quan hệ lâu dài và phức tạp với Liên hiệp Vương quốc Anh. Đạo luật năm 1707 đưa Scotland gia nhập Liên hiệp Vương quốc Anh, nhưng khi đó rất nhiều người dân Scotland phản đối quyết định này.

 

Tháng 5/2011, Đảng Dân tộc Scotland (SNP) theo đuổi độc lập bất ngờ thắng cử và giành thế đa số trong Quốc hội Scotland. Tháng 10/2012 chính phủ Vương quốc Anh và Scotland đồng ý tổ chức trưng cầu dân ý về tương lai Scotland.

 

CNN dẫn lời giáo sư lịch sử Scotland Dauvit Broun thuộc ĐH Glasgow cho biết nhiều người dân Scotland không đồng ý với các chính sách mà chính phủ Anh của Thủ tướng David Cameron đề ra.

 

Giáo sư Broun cho biết sự chia rẽ giữa Anh và Scotland bắt đầu sâu sắc hơn kể từ thời cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.

 

Những ngày này, câu chuyện giữa Scotland và Liên hiệp Vương quốc Anh đang trở nên vô cùng nóng trên các mặt báo quốc tế bởi lẽ trong suốt thời gian qua, thị trường không mấy quan tâm đến thông tin này khi số người dân Scotland muốn ở lại Liên hiệp Vương quốc Anh chiếm đa số. Tuy nhiên chỉ trong có vài ngày qua, tình hình đã quay ngoắt 180 độ, với tỷ lệ người ủng hộ rời bỏ chiếm 51%.

 

Bỗng nhiên một câu hỏi được đưa ra: Nhỡ đâu việc Scotland tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh sẽ thực sự xảy ra?

 

Mặc dù sáp nhập vào Liên  hiệp vương quốc Anh kể từ năm 1707, trên thực tế, quốc gia này vẫn giữ sự độc lập về hệ thống pháp luật, giáo dục và bản sắc văn hóa riêng. Những yếu tố này đang thúc đẩy Scotland đòi tách ra khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh để tự chủ về mọi mặt

 

Việc không phải là một quốc gia độc lập nên Scotland không được gia nhập trực tiếp vào Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU) hay bất kỳ tổ chức quốc tế nào khác. Người Scotland cho rằng, họ đang phải chia sẻ gánh nặng kinh tế với Vương quốc Anh.

 

Trên trang kinh doanh tại Scotland, chiếc đồng hồ nợ công của Vương quốc Anh luôn chạy kèm với dòng chữ “Mỗi giây người Scotland phải trả 127 bảng cho khoản nợ công nhưng không được công bố”.

 

Quy mô khoảng 5 triệu dân và GDP hơn 200 tỷ USD, Scotland đang định hướng mình tới một mô hình phát triển tốt như Nauy. Kinh tế đang tăng trưởng đều, nguồn dầu mỏ biển Bắc dồi dào và thu nhập đầu người chẳng kém gì vương quốc. Đây là cái cớ để giới chức Scotland kiên quyết xin độc lập.

 

Những lo ngại

 

Theo Hãng tin BBC, thu nhập của người Scotland có thể tăng thêm 1.400 bảng/năm nhưng để duy trì các vấn đề an sinh xã hội, các loại thuế sẽ phải tăng 13%, nếu không sẽ phải cắt giảm 11% chi tiêu cho dịch vụ công. Và tiền để thay đổi thể chế rơi vào khoảng 1,5-2,7 tỷ bảng. Nhưng cấp thiết nhất, nếu tách ra khỏi Anh thì Scotland sẽ dùng đồng tiền nào? Tiếp tục dùng đồng bảng? Không thể. Chỉ có một cách là gia nhập Eurozone.

 

Ngay khi nghe tin này, Chủ tịch EC đã phản ứng. Chủ tịch EC đã tuyên bố, Scotland khó trở thành thành viên của EU nếu tách ra khỏi Anh bởi Scotland phải nhận nguồn viện trợ từ Vương quốc Anh 27 tỷ bảng (20% GDP/năm). Điều này rất có thể biến Scotland trở thành Hy Lạp thứ hai nếu gia nhập EU hay Eurozone.

 

Trong tuyên bố ngày 8/9, Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng, nhiều nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bày tỏ quan ngại về việc Scotland tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh.

 

Reuters dẫn lời Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne cho biết, Chính phủ Anh sẽ thảo kế hoạch trong vài ngày tới theo đó tăng quyền tự trị của Scotland trong vấn đề thuế, chi tiêu và phúc lợi xã hội nếu Scotland bỏ kế hoạch trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập vào ngày 18/9 tới.

 

Hiện 3 đảng lớn trong Quốc hội Anh đã thảo ra các đề xuất khác nhau về tăng quyền cho Scotland.

 

Trước đó, tại cuộc gặp các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra hồi tháng 6/2014 tại Brussels, Bỉ, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Mỹ mong muốn một Liên hiệp Vương quốc Anh thống nhất, song cũng nhấn mạnh chỉ có người dân Scotland mới quyết định được số phận của xứ này.

 

Việc Scotland sẽ trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh khiến giới đầu tư lo lắng, đồng bảng Anh lao mạnh, trong khi chứng khoán London cũng sụt giảm.

 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sự kiện này sẽ kéo theo những tác động tiêu cực, mà trước tiên đó là sự bất ổn trong quá trình chuyển đổi sang một hệ thống tiền tệ, tài chính và tài khóa mới hoàn toàn khác biệt tại Scotland.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)
    Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine (08-05-2024)
    Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    EU: Lệnh trừng phạt mới với Nga có hiệu lực (12-09-2014)
    Quan chức Trung Quốc đe dọa Hồng Kông (12-09-2014)
    Nhật-Trung “giành giật” đồng minh (12-09-2014)
    Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại sôi động (12-09-2014)
    Truyền thông thế giới lên tiếng về bài phát biểu đánh bại IS của Mỹ (12-09-2014)
    Đa số dân TQ muốn đánh nhau với Nhật Bản trước 2020 (11-09-2014)
    Anh chạy đua với thời gian nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ (11-09-2014)
    Vì sao Mỹ mời Trung Quốc tham gia liên minh chống IS? (11-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ cuối: Những đường biên giới cát (11-09-2014)
    Mỹ và gánh nặng siêu cường (11-09-2014)
    Nga sẽ đi tiếp nước cờ nào sau Ukraine? (10-09-2014)
    Vòng ôm thắm thiết chiến lược không 'bao vây' Trung Quốc (10-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 3: Triều đại của IS (10-09-2014)
    Có thể đến lượt nước Anh tan rã (10-09-2014)
    Cú lừa Đức quốc xã ngoạn mục của nhà sinh học Do Thái (09-09-2014)
    5 lý do khiến Mỹ bị Trung Quốc qua mặt tại Châu Phi (09-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 2: Sự thù hằn từ xa xưa (09-09-2014)
    Al-Qaeda đã hết thời? (09-09-2014)
    Tình hình Ukraine: Nga không nhường, EU trả giá đắt? (09-09-2014)
    51% ủng hộ việc tách Scotland khỏi Anh (08-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153014199.